Viên Đội Trưởng Rô-ma (Helen K. Bond)

CHÚNG TA CÓ THỂ BIẾT ĐƯỢC NHỮNG GÌ VỀ VIÊN ĐỘI TRƯỞNG RÔ-MA?
Tác giả: Helen K. Bond
Dịch sang tiếng Việt: Ly Crystal Lưu và Lê Tiến Huy, Hội Thần Học Thánh Kinh Việt Nam
 
Theo Ma-thi-ơ 8:5–13, khi Giê-su đến thành Ca-bê-na-um có một sĩ quan Rô-ma gọi là “đội trưởng” cầu xin Ngài chữa bệnh cho người đầy tớ của mình.
 

Một vài nét sơ lược về Giả thuyết Hai Nguồn liên quan đến bài viết “Chúng Ta Có Thể Biết Được Những Gì Về Viên Đội Trưởng Rô-Ma?” của Helen K. Bond.

Sách Tin lành Ma-thi-ơ, cũng như Lu-ca,  dài gần gấp đôi sách Tin Lành Mác.  Ma-thi-ơ có 18,345 chữ Hy Lạp, và Lu-ca có 19,482 chữ (dài nhất trong Tân Ước), so với Mác chỉ có tổng cộng 11,304 chữ.  Nếu so sánh Mác và Ma-thi-ơ người đọc sẽ nhận ra rằng khoảng 90% nội dung của sách Mác cũng được tìm thấy trong Ma-thi-ơ.  Nhận xét này khiến các học giả hiện đại cho rằng tác giả Ma-thi-ơ đã có một bản sao Tin Lành Mác, và Ma-thi-ơ đã dựa vào bản sao này mà viết ra một phiên bản chi tiết hơn và lưu loát hơn mà chúng ta gọi là Tin Lành Ma-thi-ơ.  Tin Lành Mác được viết với văn chương giản dị, trong khi đó Tin Lành Ma-thi-ơ lại văn chương hơn và được viết cho một đối tượng độc giả khác.

Học giả đề nghị giả thuyết về tiến trình thứ tự của Ma-thi-ơ, Mác, và Lu-ca như sau: 1) Mác có trước, 2) và có một nguồn khác gọi là Q (Q có thể là viết tắt của Quelle, từ tiếng Đức có nghĩa là “nguồn.” Q là một sưu tập của các câu nói giáo huấn của Giê-su), 3) Ma-thi-ơ và Lu-ca có bản sao của Mác và Q, 4) Ma-thi-ơ có một số tài liệu mà Lu-ca không có, học giả gọi tài liệu này là nguồn M, và 5) Lu-ca có tài liệu bổ sung mà Ma-thi-ơ không có, học giả gọi tài liệu này là L.  Giả thuyết này được gọi là Giả thuyết Hai Nguồn (cũng được gọi là Giả thuyết Bốn Nguồn: Mác, Q, M, và L).

Cách các học giả áp dụng Giả thuyết Hai Nguồn được điển hình trong bài viết “Chúng Ta Có Thể Biết Được Những Gì Về Viên Đội Trưởng Rô-Ma?” của Helen K. Bond.

Căn cứ theo Giả thuyết Hai Nguồn, Helen Bond nhận xét như sau: Hầu hết các học giả cho rằng câu chuyện này xuất phát từ một nguồn tài liệu được Ma-thi-ơ và Lu-ca sử dụng, nhưng Mác thì không biết đến nguồn này (các học giả hiện đại gọi nguồn này là Q). Nguồn Q là một tài liệu sưu tầm những câu nói của Giê-su, và rất có thể là Ma-thi-ơ và Lu-ca đã pha trộn thêm chi tiết vào nguồn Q để thích hợp với mục đích riêng của mình. (Một số người cho rằng câu chuyện này cũng làm nền tảng cho phân đoạn Giăng 4:46–54).

Bạn có đồng ý với nhận xét này? Xin vui lòng bấm chuột vào đây để đọc tiếp.

Please click here to read this article on Bible Odyssey Website. 

Helen K. Bond, “What Can We Know about the Roman Centurion?”, n.p. [cited 24 Jun 2019]. Online: https://www.bibleodyssey.org:443/places/related-articles/roman-centurion

Contributors

Helen K. Bond

Helen K. Bond 
Senior Lecturer, University of Edinburgh

Helen K. Bond is senior lecturer in New Testament at the University of Edinburgh, Scotland. She is interested in all aspects of the first-century Jewish world and the emergence of earliest Christianity. Her publications include Pontius Pilate in History and Interpretation(Cambridge University Press, 1998), Caiaphas: Friend of Rome and Judge of Jesus? (Westminster John Knox, 2004), and The Historical Jesus: A Guide for the Perplexed (Continuum, 2012).

Spread the word. Share this post!

error: Content is protected !!