
Xy-lanh Si-ru, thế kỷ thứ sáu trước Công Nguyên. British Museum, London, England
Sách Ê-sai được đa số các học giả chuyên môn chia ra làm ba phần với nhiều tác giả khác nhau, Ê-sai Thứ nhất (chương 1–39), Ê-sai Thứ nhì (chương 40–55), và Ê-sai Thứ ba (chương 56–66). Tuy rằng điều này không được các học giả chấp nhận một cách tuyệt đối về cách chia các số chương (cũng có một số học giả cho rằng Ê-sai được chia ra làm hai sách Ê-sai 1–39 và Ê-sai 40-66), nhưng các sự kiện lịch sử của các thời đại khác nhau được đề cập trong 66 chương của Ê-sai là việc không thể không chấp nhận được. Do đó 66 chương của Ê-sai có thể đã được viết bằng nhiều tác giả. Nghĩa là tiên tri Ê-sai của chương 1–39 khác với tiên tri của Ê-sai 40–55 và khác với tiên tri của Ê-sai 56–66. Sách Ê-sai gồm 66 chương mà chúng ta có hiện nay là một tuyển tập của các sứ điệp của các tiên tri khác nhau. Nhận xét này có thể được xem gần như là chính xác với nhiều sách tiên tri trong Cựu Ước.
Trong giai đoạn lịch sử của Ê-sai Thứ nhất (chương 1–39), kẻ đối địch với Israel là người Assyria. Đế quốc này bị người Neo-Babylon và Medes tiêu diệt vào cuối thế kỷ thứ bảy TCN. Lời tiên tri của Ê-sai Thứ nhất liên quan trực tiếp đến Judah và Jerusalem, vua Ahaz, vua Hezekiah. Trong khi đó, Ê-sai Thứ nhì (chương 40–55) đương đầu với Babylon, sự sụp đổ của Jerusalem và sự lưu đày xảy ra vào cuối thế kỷ thứ sáu TCN. Ê-sai 44 và 45 đề cập đến vua Ba Tư Si-ru Đại Đế (khoảng 559–530 TCN). Tác giả của Ê-sai Thứ hai có lẽ đã sống ở Babylon trong cuối thời kỳ lưu đày (cuối thế kỷ thứ sáu TCN). Chúng ta biết Ê-sai Thứ hai được viết sau năm 539 vì Ê-sai 45 đề cập đến Si-ru Đại đế.
Về bài viết Si-ru Người Được Xức Dầu của Lisbeth S. Fried, tác giả nhắc cho chúng ta biết rằng nhiều người được xức dầu trong Kinh Thánh Hê-bơ-rơ, và nhiều người được gọi là ma-shi-akh hay “người được xức dầu.” Trong bài này Fried cho rằng Si-ru Đại-đế được tác giả của sách Ê-sai Thứ nhì ban tặng tước hiệu “Người Được Xức Dầu của Đức Giê-hô-va” có thể vì: 1) tư lợi, 2) mục đích dùng quan hệ tốt với Si-ru để phục hồi Đền Thờ, 3) tác giả Ê-sai Thứ nhì tin rằng Đức Giê-hô-va đã dùng Si-ru để chinh phục Ba-bi-lôn và đưa người Giu-đa trở về quê hương của họ.
Đây là nhận xét thuần túy thuộc phạm trù khoa học của bản văn (lập luận có thuyết phục hay không tùy người đọc). Bạn đồng ý với cả 3 đề xuất này? Xin vui lòng bấm chuột vào đây để đọc bài “Si-ru Người Được Xức Dầu“
Please click here to read this article in English
Lisbeth S. Fried
Visiting Scholar, University of Michigan
Lisbeth S. Fried is visiting scholar at the University of Michigan’s Department of Near Eastern Studies. She is the author of The Priest and the Great King: Temple-Palace Relations in the Persian Empire (Eisenbrauns, 2004) and Ezra and the Law in History and Tradition (University of South Carolina Press, 2014). She is preparing a critical commentary on Nehemiah for Sheffield Academic Press.
