Một vài nhận xét về thần học về sự sáng tạo liên quan trực tiếp đến bài viết SỰ SÁNG TẠO ĐẦU TIÊN (Sáng-thế Ký 1:1–2:3) của David Carr:
Như nhiều bản dịch Anh ngữ và Việt ngữ đã phiên dịch, theo cấu trúc cú pháp của Sáng-thế Ký 1:1 trong nguyên ngữ Hê-bơ-rơ thì câu này có thể được đọc như là một mệnh đề chính và dịch theo truyền thống là “Ban đầu Đức Chúa trời dựng nên trời và đất . . ..” Ý nghĩa thần học của câu này nhấn mạnh sự sáng tạo muôn vật từ trạng thái phi vật thể, creatio ex nihilo (sáng tạo từ con số không).
Tuy nhiên, cấu trúc cú pháp của Sáng-thế Ký 1:1 trong nguyên ngữ Hê-bơ-rơ cũng có thể được đọc như là mệnh đề phụ thuộc biểu thị thời gian và dịch là “Khi Đức Chúa Trời bắt đầu dựng nên trời và đất . . .” như nhiều học giả và các bản dịch của các Rabbi người Do Thái từ thế kỷ XII và nhiều học giả hiện đại đã đồng ý (như H. Ewald, E. Schrader, K. Budde, P. Smith, W.F. Albright, O. Eissfeldt, R. Dussaud, P. Humbert, S. Herrmann, H.M. Orlinsky, C.A. Simpson, E.A. Speiser, The Jewish Study Bible, và rất nhiều học giả khác). Cách dịch thứ hai này phản ánh một giả định trước là các vật thể đã hiện hữu trước khi Đức Chúa Trời bắt đầu công việc sáng tạo.
Trong bài Sự Sáng Tạo Đầu Tiên (Sáng-thế Ký 1:1–2:3), David Carr theo cách dịch thứ hai. Carr viết (tạm dịch):
Câu đầu tiên của Sáng-thế Ký 1 thường được dịch là “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời và đất,” nhiều người hình dung Đức Chúa Trời làm phép ảo thuật trên các thành phần của vũ trụ như một ảo thuật gia: “Phải có … thì có như vậy.” Nhưng nghiên cứu lịch sử cho rằng cách phiên dịch truyền thống này là sai. Thay vào đó, hai câu đầu tiên của Kinh Thánh chủ ý mô tả trạng thái hỗn độn có trước sự sáng tạo vũ trụ theo trật tự của Đức Chúa Trời: “Khi Đức Chúa Trời bắt đầu dựng nên trời và đất — và trái đất là vô hình và trống-không, sự mờ-tối ở trên mặt vực, và gió thánh bay lơ lửng trên mặt nước — Đức Chúa Trời phán rằng …” Ban đầu, có thể nói, là một sự hỗn độn.
Đây là một đề tài “hóc búa” mang nặng quan điểm thần học khác biệt rất quan trọng tùy theo cách phiên dịch. Cách bạn hiểu câu này sẽ ảnh hưởng sự giải nghĩa Sáng-thế Ký 1 và thần học về sáng tạo. Bạn đã nắm chắc Kinh Thánh? “Nhà kho thần học hàn lâm” của bạn đã chứa đầy lý giải và đã giúp bạn vượt qua 3 chữ đầu tiên của Kinh Thánh? Nguyên ngữ בְּרֵאשִׁ֖ית בָּרָ֣א אֱלֹהִ֑ים “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên” hay là “Khi Đức Chúa Trời bắt đầu dựng nên,” bạn chọn cách dịch nào? Tại sao?
Xin bấm chuột vào đây để đọc bài viết của David Carr
Click here to read this article in English
Bạn có đồng ý với David Carr không? Tại sao?
David Carr, “The First Creation, Gen 1:1–2:3 (Vietnamese)”, n.p. [cited 12 Aug 2019]. Online: https://www.bibleodyssey.org:443/en/passages/main-articles/the-first-creation-vietnamese
David M. Carr is the author, most recently, of Holy Resilience: The Bible’s Traumatic Origins (Yale University Press, 2014), which retells the story of the emergence of the Bible and of Judaism and Christianity as a story of survival of trauma. He is professor of Old Testament at Union Theological Seminary in New York and is the author of numerous other books, including The Erotic Word: Sexuality, Spirituality and the Bible(Oxford University Press, 2003) and Introduction to the Old Testament: Sacred Texts and Imperial Contexts of the Hebrew Bible (Blackwell, 2010).